Trên một số diễn đàn công nghệ đang chia sẻ mẹo cải thiện tốc độ truy cập khi kết nối Internet bị chậm hoặc bị gián đoạn bằng cách dùng mạng riêng ảo (VPN). Điều này có đúng không và tại sao?

Khi truy cập Internet, mỗi thiết bị điện tử có một địa chỉ IP tiết lộ thông tin thiết bị, vị trí, thậm chí danh tính người dùng. VPN là dịch vụ mã hóa lưu lượng truy cập và kết nối người dùng đến một địa chỉ IP ảo ở quốc gia khác, rồi mới kết nối với trang web hoặc dịch vụ trên Internet giúp người dùng ẩn danh khi hoạt động trực tuyến.

VPN là bước trung gian giúp ẩn danh hoạt động trực tuyến giữa người dùng và các server. Ảnh: centralgalaxy.
VPN là bước trung gian giúp ẩn danh hoạt động trực tuyến giữa người dùng và các server. Ảnh: centralgalaxy.

Điều này giúp thiết bị của người dùng được giữ kín, khó xác định. Dịch vụ VPN ngày càng được nhiều người dùng tìm đến để truy cập vào các dịch vụ trực tuyến bị chặn ở quốc gia sở tại.

VPN thường làm chậm tốc độ truy cập mạng vì phải qua một bước trung gian. Nhưng khi địa chỉ IP bị nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) bóp băng thông thì VNP lại có thể làm tăng tốc độ Internet.

Hiện đang có tới 4/5 tuyến cáp quang gặp sự cố nên để hạn chế các dịch vụ tiêu tốn nhiều tài nguyên cho phép các thuê bao đều có lưu lượng sử dụng có thể các nhà mạng đã phải điều chỉnh lại lưu lượng bằng cách bóp băng thông nhắm mục tiêu vào các loại hoạt động trực tuyến, thường là hoạt động tiêu tốn nhiều lưu lượng chẳng hạn như chơi game hoặc xem phim 4K trực tuyến…

VPN giấu hoạt động, địa chỉ IP của thiết bị, mã hóa lưu lượng truy cập Internet nên ISP không thể đưa IP vào diện bị bóp băng thông.

Tuy nhiên, VPN chỉ có tác dụng khi ISP nhắm mục tiêu cụ thể để bóp băng thông mà thôi. Nếu ISP bóp băng thông trên toàn bộ mạng thì VPN sẽ không có tác dụng.

#quantrimang.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *