Các chuyên gia bảo mật vừa chứng minh rằng trí tuệ nhân tạo AI có thể “xem” những gì hiển thị trên màn hình của bạn bằng cách chặn bức xạ điện từ từ cáp video HDMI với độ chính xác cao. Nhiều người còn nhận định kỹ thuật này hiện đã được sử dụng rộng rãi, nghe có vẻ hơi đáng lo đấy!
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Cộng hòa Uruguay cho biết phương pháp nghe lén cáp do AI hỗ trợ của họ đủ tốt để nhận định rằng nhiều kẻ xấu đã lợi dụng lỗ hỏng này từ trước. Thực hư như thế nào, hãy cùng Bách Khoa Shop tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.
Lỗ hỏng này đã xuất hiện từ 20 năm trước, từ khi chưa có AI
Quay trở lại thời kỳ nhà nhà, người người còn phải sử dụng video analog, tin tặc có thể dễ dàng tái tạo lại những gì trên màn hình bằng cách phát hiện rò rỉ từ cáp video. Nhưng khi các chuẩn kết nối kỹ thuật số như HDMI trở thành sự lựa chọn quen thuộc hơn, điều đó trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Dữ liệu được nén qua HDMI phức tạp hơn nhiều so với tín hiệu dạng analog cũ.
Tuy nhiên, những tín hiệu kỹ thuật số đó vẫn rò rỉ một số bức xạ điện từ khi chúng truyền giữa máy tính và màn hình của bạn. Bằng cách đào tạo một mô hình AI trên các mẫu tín hiệu HDMI gốc và tín hiệu HDMI bị chặn, các nhà nghiên cứu đã có thể giải mã những rò rỉ đó thành các ảnh chụp màn hình có thể đọc được.
Kỹ thuật mới của họ đã tái tạo văn bản từ các tín hiệu HDMI bị đánh cắp với độ chính xác khoảng 70%. Mặc dù còn lâu mới hoàn hảo, nhưng nó đủ tốt để hầu hết người đọc có thể giải mã chính xác. Điều đó có nghĩa là tin tặc có thể dễ dàng theo dõi những thứ như mục nhập mật khẩu, dữ liệu tài chính hoặc thông tin liên lạc được mã hóa.
Các nghiên cứu và thử nghiệm cũng cho thấy tín hiệu tích cực
Để thử nghiệm xem liệu thông tin của tác giả có bị leak hay chưa, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm nhận dạng văn bản trên hình ảnh được mô hình AI của họ khôi phục. Sau đó, họ có thể so sánh văn bản đã trích xuất với nội dung màn hình gốc. Nhóm nghiên cứu cho biết phương pháp của họ đã cải thiện tỷ lệ lỗi cho loại khai thác cáp HDMI này lên tới 60% so với các kỹ thuật trước đây.
Có một số cách tin tặc có thể thực hiện việc nghe lén HDMI này trong thế giới thực. Chúng có thể đặt một thiết bị thu tín hiệu kín đáo bên trong tòa nhà mục tiêu. Hoặc chỉ cần ở gần đó với một ăng-ten vô tuyến để thu bức xạ HDMI bị rò rỉ khi nó xảy ra.
Nhiều doanh nghiệp “đau đầu” vì chưa tìm được phương án hiệu quả
Các nhà nghiên cứu cho biết những cuộc lấy cắp thông tin này đã được sử dụng chủ yếu để chống lại các cơ quan chính phủ và cả ngành công nghiệp “nhạy cảm”. Nhưng những loại tổ chức này có khả năng đã ngay tức khắc bảo vệ cơ sở của họ khỏi rò rĩ thông tin, ngay cả khi phải trả cả một “núi tiền”.Chi phí đắt đỏ là nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp phải “đau đầu”
Tuy nhiên, đối với người dùng gia đình hoặc văn phòng trung bình, việc chi quá nhiều tiền để ngăn chặn các cuộc tấn công HDMI này. Việc triển khai các mô hình AI và thiết bị thu tín hiệu cần thiết không phải là chuyện nhỏ.
“Các chính phủ lo lắng về điều này, nhưng tôi không cho rằng người dùng bình thường nên quá lo lắng. Nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến bảo mật của mình, bất kể lý do của bạn là gì, thì đây có thể là một vấn đề”, nhà nghiên cứu chính Federico Larroca giải thích.
Bạn có nên bỏ luôn cáp HDMI cho an toàn?
Theo tác giả thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng mà bỏ đi luôn chiếc cáp HDMI ngay bây giờ đâu, nhưng có lẽ hãy để mắt đến các hoạt động “mờ ám” và cẩn trọng mỗi khi bạn đăng nhập vào ví tiền điện tử của mình nhé.
Hoặc nếu bạn chuyên về IT và bảo mặt dữ liệu thì bạn thì bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý dữ liệu được xếp hạng trên TEMPEST, theo tác giả thì phương án này có thể phần nào ngăn chặn rò rỉ tín hiệu không dây, mặc dù chúng rất tốn kém cho cá nhân và những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mã hóa các hoạt động trực tuyến nhạy cảm cũng sẽ tạo ra một rào cản bổ sung, khiến cho nhiều bất cập có thể đè lên nhau. Nhận thức về các mối đe dọa “nhờ” công nghệ ngày càng phát triển thúc đẩy đổi mới an ninh mạng liên tục để bảo vệ quyền riêng tư trong một thế giới đang thay đổi. Và bạn cũng nên thế, hãy luôn cẩn trọng mỗi khi đăng tải thông tin cá nhân của mình trên không gian mạng bạn nhé.
Tạm kết
Phát hiện trên đã nói lên sự phát triển liên tục của an ninh mạng. Khi công nghệ tiến bộ, bên cạnh những tính năng hữu ích thì cũng còn đó là những lỗ hỏng to lớn hiện ra để kẻ gian lợi dụng. Mặc dù đáng báo động, nhưng nhận thức và các biện pháp phòng ngừa thận trọng hữu ích hơn là hoảng loạn ngay lúc này.
Nghiên cứu từ các chuyên gia an ninh mạng đang diễn ra cũng nhằm mục đích đi trước các mối đe dọa đang phát triển. Hiện tại, hãy xử lý dữ liệu nhạy cảm một cách cẩn thận, bất kể ở đâu, nhất là thông tin cá nhân như căn cước công dân, mật khẩu ngân hàng hay gần đây nhất là chính “Face ID” của bạn đấy.